Hiến tặng tư liệu, hiện vật
bn_l2
bn_l
b
Liên kết website
 

Công tác sưu tầm góp phần làm nên diện mạo Bảo tàng tỉnh Bình Định (Kỳ 1)

Công tác sưu tầm góp phần làm nên diện mạo Bảo tàng tỉnh Bình Định (Kỳ 1)
Những lá thư gửi từ chiến trường do Mẹ Việt Nam anh hùng hiến tặng
BAOTANGBINHDINH.COM.VN »
20/01/2021 | 07:37
Sưu tầm hiện vật là khâu công tác có vị trí đặc biệt quan trọng, là cơ sở cho mọi hoạt động bảo tàng, gắn liền với nhau các khâu công tác khác, tạo thành một thể thống nhất hoàn chỉnh, nhằm bảo đảm cho Bảo tàng ra đời, tồn tại và phát triển. Ngay từ khi thành lập đến nay, Bảo tàng tỉnh Bình Định (trước đây là Bảo tàng Tổng hợp Bình Định) đã xác định công tác sưu tầm hiện vật là khâu mở đầu then chốt, chiếm vị trí quan trọng bậc nhất của hoạt động bảo tàng.

Tỉnh Bình Định nằm trên địa bàn chung của dải đất miền Trung, nhỏ hẹp, chạy dài, bao quanh bởi núi non và biển cả, có mối giao lưu, liên hệ chặt chẽ với các vùng văn hóa ở vùng duyên hải miền Trung và Tây Nguyên. Vùng đất này có bề dày lịch sử từ thời văn hóa Sa Huỳnh đến văn hóa Champa, đến thời Chúa Nguyễn, thời Tây Sơn, thời Nhà Nguyễn và trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ. Với đặc điểm hiện vật phân bố trải rộng trên địa bàn tỉnh, bảo tàng tổ chức điều tra điền dã, sưu tầm nhiều loại hình hiện vật phong phú, đa dạng. Trong những năm qua, công tác sưu tầm tư liệu, hiện vật của Bảo tàng luôn được đẩy mạnh không ngừng với nhiều đề tài đáp ứng cho các cuộc trưng bày bổ sung ở Bảo tàng; trưng bày triển lãm lưu động; sưu tầm kịp thời để tổ chức trưng bày phục vụ các sự kiện chính trị của tỉnh, của đất nước và trong những dịp lễ - hội; Sưu tầm bổ sung và hoàn chỉnh các bộ sưu tập hiện vật chuyên đề, từng bước bổ sung cho kho cơ sở bảo tàng thêm phong phú, chuẩn bị cơ sở cho công tác trưng bày với quy mô sâu - rộng ngang tầm với một Bảo tàng loại 2, khi mà Bảo tàng được đầu tư nâng cấp.

Tính đến năm 2020, di vật văn hóa của tỉnh Bình Định có ở kho cơ sở Bảo tàng có trên 10.000 hiện vật gốc, trong đó cổ vật chiếm tỷ lệ khá cao. Sưu tập hiện vật gốc trên 50 bộ. Đặc biệt nhiều bộ sưu tập có giá trị như: Sưu tập trống đồng Đông Sơn, niên đại 2.500- 2.000 BP; Sưu tập điêu khắc đá Champa; sưu tập đất nung trang trí tháp Chàm được tìm thấy trong các cuộc khai quật tại các di tích, phế tích tháp Chàm; Sưu tập gốm Chăm tìm thấy trong các cuộc khai quật tại các lò gốm cổ Champa ở Bình Định; Sưu tập gốm sứ Phù Mỹ; Gốm Việt thế kỷ XVII -XIX; Sưu tập tiền đồng; Sưu tập súng thần công thế kỷ XVIII -XIX. Những bộ sưu tập hiện vật này, là những bằng chứng về vị thế tự nhiên của Bình Định được xác lập vững vàng trong nhiều giai đoạn lịch sử, và còn khẳng định vùng đất này hòa nhập vào cộng đồng lãnh thổ dân tộc, một vùng đất được coi là "xung yếu ở tả kỳ; Bộ sưu tập gốm Nhật Bản thế kỷ XVI-XVII; Sưu tập gốm sứ Quảng Đông, Phúc Kiến (Trung Quốc, thế kỷ XVII); Sưu tập súng thần công Trung Quốc... phản ánh mối giao lưu thương mại quốc tế giữa Bình Định với các nước trong khu vực từ những thế kỷ trước .

Trải qua nhiều đợt điều tra khảo sát điền dã, thăm dò khảo cổ học, kết hợp với các chuyên gia trong nước, ngoài nước, Bảo tàng Bình Định đã thực hiện nhiều đợt khai quật các di chỉ văn hóa Sa Huỳnh , các di chỉ lò gốm cổ Champa đã mang về Bảo tàng nhiều loại hình hiện vật bằng đá, thủy tinh, dọi xe chỉ, bình gốm, mũi tên sắt; Sưu tập gốm Chăm,...

Cán bộ nghiệp vụ bảo tàng về những vùng sâu vùng xa để sưu tầm hiện vật về dân tộc học của các dân tộc Hre, Bana, Chăm như: Các bộ sưu tập cồng chiêng, choé uống rượu cần, bẫy thú, tên, ná, nhạc cụ, trang phục, đồ dùng sinh hoạt… Bên cạnh đó Bảo tàng còn sưu tầm ngày càng hoàn thiện các bộ sưu tập khác như: Văn hóa nghệ thuật Bình Định, văn hóa tuồng truyền thống, nghệ thuật Bài chòi; Võ cổ truyền; Sinh hoạt lễ hội dân gian; Sưu tập hiện vật tín ngưỡng tôn giáo; Văn hóa vật chất và tinh thần của người Việt ở Bình Định… ; Điều tra điền dã, ghi chép tư liệu và sưu tầm các bộ sưu tập hiện vật về các làng nghề thủ công truyền thống như: Nghề đúc đồng (Bằng Châu, Đập Đá), nghề rèn (Nam Phương Danh, Đập Đá), nghề gốm (Nhơn Hậu), nghề làm nón ngựa Gò Găng, nghề dệt chiếu (Tam Quan), nghề nấu rượu Bàu Đá (Nhơn Lộc), nghề dệt vải thổ cẩm của người Bana (Vĩnh Thạnh)…; sưu tầm các bộ sưu tập tư liệu hiện vật liên quan đến Bác Hồ; hiện vật lịch sử thời kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ…

Hồ Thùy Trang (Kỳ 1)

Lên đầu trang   Trở lại  
 
Nghiên cứu - sưu tầm
Khai quật kiến trúc phế tích tháp Xuân Mỹ (Bình Định) - 07/04/2021
Những tư liệu mới về tháp Hòn Chuông (huyện Phù Cát - tỉnh Bình Định) - 02/04/2021
Phù điêu nữ thần Sarasvati - 18/03/2021
Công tác kiểm kê, bảo quản hiện vật bảo tàng - 04/02/2021
Công tác sưu tầm góp phần làm nên diện mạo Bảo tàng tỉnh Bình Định (Kỳ cuối) - 20/01/2021
Công tác sưu tầm góp phần làm nên diện mạo Bảo tàng tỉnh Bình Định (Kỳ 1) - 20/01/2021
Hai tượng Hộ Pháp (Dvarapala) ở chùa Nhạn Sơn - 19/01/2021
Tượng thần Siva ở chùa Linh Sơn (Phật Lồi) - 19/01/2021
Hai phù điêu chim thần Garuda diệt rắn - 19/01/2021
Phù điêu thần Brahma - 19/01/2021
Phù điêu nữ thần Mahishasurmadini - 19/01/2021
 
Hiện vật nổi bật