Hiến tặng tư liệu, hiện vật
bn_l2
bn_l
b
Liên kết website
 

Hai tượng Hộ Pháp (Dvarapala) ở chùa Nhạn Sơn

Hai tượng Hộ Pháp (Dvarapala) ở chùa Nhạn Sơn
BAOTANGBINHDINH.COM.VN »
19/01/2021 | 01:16
Hai tượng Hộ Pháp (Dvarapala) ở chùa Nhạn Sơn - Cổ vật Champa thuộc Chùa Nhạn Sơn (xóm Xuân An, thôn Nhạn Tháp, xã Nhơn Hậu, thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định) đã được Chính phủ công nhận là bảo vật Quốc gia năm 2019.

1. Tên hiện vật: HAI TƯỢNG HỘ PHÁP (DVARAPALA)

2. Tên đơn vị lưu giữ hiện vật: Chùa Nhạn Sơn, xóm Xuân An, thôn Nhạn Tháp, xã Nhơn Hậu, thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định.

3. Số đăng ký:

4. Chất liệu: Sa thạch

5. Kích thước:

Tượng Ông Đen: cao 2,45m; rộng: 1,52m; dày: 0,70m

Tượng Ông Đỏ: cao: 2,42m; rộng: 1,50m; dày: 0,72m

6. Trọng lượng: mỗi tượng khoảng 800 kg

7. Nguồn gốc:

Qua khảo sát thực tế cho thấy, phía sau chùa Nhạn Sơn có một gò đất khá rộng và cao, người dân địa phương từ xưa đến nay gọi là Gò Tam Tháp, trên bề mặt gò vẫn còn vươn vãi rất nhiều gạch, nơi đây từng tồn tại một cụm tháp Chàm, nay đã bị sụp đổ, hai pho tượng thần Hộ Pháp (hay còn gọi là hai vị môn thần) có lẽ được đặt trước cửa đền tháp. Vị trí này sau đó người Việt xây chùa, hai vị môn thần được đặt đứng trong chùa từ xưa đến nay. Đây là hai tác phẩm điêu khắc thuộc nền văn hóa Champa.

8. Niên đại: Thế kỷ XII-XIV

9. Miêu tả tóm tắt:

Tượng Ông Đen: Thân hình lực lưỡng; đứng trên bệ tròn; hơi ngã về phía trước; cổ căng ra; đầu quay về hướng đối diện. Tay phải cầm binh khí, tay trái đưa ngang ngực; lòng bàn tay cầm vật có chuôi hình xoắn ốc; hai chân đứng giãn, gối hơi chùng; đầu đội vương niệm; tóc búi tròn phía sau; khuôn mặt to; cặp lông mày rậm nổi lên; đôi mắt to, tròn lồi; mũi to phình ra; đôi tai to tròn và dài; Cổ, bắp tay và cổ tay đeo trang sức; trên thân đeo một sợi dây hình con rắn vắt chéo từ vai xuống hông; phần dưới cơ thể mặc sampot bó sát đùi; vạt sampot xếp nếp, một đầu buông xuống đất, một đầu vắt ngang đùi; cổ chân mỗi bên quấn hình rắn Naga.

Tượng Ông Đỏ: Thân hình lực lưỡng; đứng trên bệ tròn; hơi ngã về phía trước; cổ căng ra; đầu quay về hướng đối diện. Tay trái cầm binh khí, tay phải đưa ngang ngực; hai chân đứng giãn, gối hơi chùng; đầu đội vương niệm; tóc búi tròn phía sau; khuôn mặt to; cặp lông mày rậm nổi lên; đôi mắt to, tròn lồi; mũi to phình ra; đôi tai to tròn và dài; Cổ, bắp tay và cổ tay đeo trang sức; trên thân quấn một sợi dây hình con rắn vắt chéo từ vai xuống hông; phần dưới cơ thể mặc sampot bó sát đùi; vạt sampot xếp nếp, dưới cổ chân trái quấn hình rắn Naga; cổ chân phải đeo vòng kiềng có cánh sen ở giữa.

10. Hiện trạng:

Đây là hai pho tượng đá Champa còn khá nguyên vẹn, chỉ có vật cầm tay binh khí đã bị mất, sau này người Việt đưa hai pho tượng này vào thờ trong ngôi chánh điện, đã gắn hai vũ khí bằng hai thanh kiếm gỗ lắp vào cho tượng. Lúc đầu tượng được chế tác từ đá nguyên khối, không có sơn màu, trong quá trình thờ tự người dân địa phương đã phết lên lớp sơn cho hai pho tượng: một tượng màu đen, một tượng màu đỏ để phù hợp với tín ngưỡng của cư dân Việt. Hiện nay, một số chỗ trên pho tượng đã bị bong tróc lớp sơn, lộ ra màu đá nguyên thủy.

11. Năm công nhận Bảo vật Quốc gia: Năm 2019

Lên đầu trang   Trở lại  
 
Nghiên cứu - sưu tầm
Khai quật kiến trúc phế tích tháp Xuân Mỹ (Bình Định) - 07/04/2021
Những tư liệu mới về tháp Hòn Chuông (huyện Phù Cát - tỉnh Bình Định) - 02/04/2021
Phù điêu nữ thần Sarasvati - 18/03/2021
Công tác kiểm kê, bảo quản hiện vật bảo tàng - 04/02/2021
Công tác sưu tầm góp phần làm nên diện mạo Bảo tàng tỉnh Bình Định (Kỳ cuối) - 20/01/2021
Công tác sưu tầm góp phần làm nên diện mạo Bảo tàng tỉnh Bình Định (Kỳ 1) - 20/01/2021
Hai tượng Hộ Pháp (Dvarapala) ở chùa Nhạn Sơn - 19/01/2021
Tượng thần Siva ở chùa Linh Sơn (Phật Lồi) - 19/01/2021
Hai phù điêu chim thần Garuda diệt rắn - 19/01/2021
Phù điêu thần Brahma - 19/01/2021
Phù điêu nữ thần Mahishasurmadini - 19/01/2021
 
Hiện vật nổi bật